VACCINE COVID 19

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch COVID-19 dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trong thời gian tới giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại, thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vaccine hiện vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

1. Vaccine là lựa chọn tốt nhất

Trả lời phỏng vấn Báo Điện tử Chính phủ, bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam nhận định, tuy Việt Nam đã đến cuối của làn sóng dịch đợt này nhưng hoàn toàn không có gì đảm bảo rằng sẽ không có làn sóng khác và làn sóng tiếp theo sẽ ít nghiêm trọng hơn.

Vì COVID-19 vẫn chưa chấm dứt nên vaccine vẫn là lựa chọn tốt nhất để giảm tỉ lệ tử vong và các tác động tiêu cực có thể để lại hậu quả lâu dài. Mức độ bao phủ vaccine rất cao của Việt Nam trong nhóm dân số trên 12 tuổi là một quyết định chiến lược, phù hợp với lộ trình được quốc tế khuyến nghị về việc ưu tiên sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Sau một thời gian chuẩn bị và lên kế hoạch, hiện Việt Nam cũng đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tại tất cả các tỉnh, thành phố.

"Tôi muốn khuyến khích các bậc cha mẹ tận dụng cơ hội này để đảm bảo rằng con em mình được bảo vệ khỏi các tác động do COVID-19", bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Khuyến nghị Việt Nam tuân theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới về việc tiêm phòng COVID-19 cho từng nhóm đối tượng khác nhau, Trưởng đại diện UNICEF cho rằng, chúng ta đang học cách sống chung với COVID -19 nhưng dịch bệnh này vẫn chưa biến mất. Lực lượng tuyến đầu hay những đối tượng dễ bị tổn thương sức khoẻ cần được tiêm vaccine ngay khi có thể.

Mỗi quốc gia có chiến lược và kế hoạch hành động riêng để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 phù hợp với khả năng và tình hình của mình. UNICEF nhận thấy Việt Nam đã chuẩn bị kỹ lưỡng qua việc đánh giá khả năng của hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccine, biết rất rõ những nơi cần phải bổ sung tủ lạnh hoặc các thiết bị khác.

"Không phải tất cả các quốc gia đều chuẩn bị tốt như vậy. Và không phải quốc gia nào mà người dân cũng đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau như ở Việt Nam", Trưởng Đại diện UNICEF cho hay.

 Ba yếu tố dẫn đến thành công trong chiến dịch tiêm chủng

Chỉ hơn 1 năm trước đây, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đảm bảo cung cấp đủ vaccine do hạn chế và thiếu hụt nguồn vaccine trên toàn cầu.

Nhưng hiện nay, với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, Chính phủ đã huy động sự tham gia của các bộ, ngành, cơ quan, sự ủng hộ của toàn dân, các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới. Hệ thống tiêm chủng được trang bị đầy đủ với đội ngũ nhân viên y tế và cán bộ tiêm chủng chuyên nghiệp, hệ thống hậu cần và hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vaccine vận hành tốt.

Theo UNICEF, việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 và những kết quả đáng ghi nhận của Việt Nam (đạt được mục tiêu hoàn thành tiêm phòng COVID-19 cho người dân từ 12 tuổi trở lên) là bài học kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia khác có điều kiện tương tự.

Bà Rana đưa ra ba yếu tố dẫn đến thành công trong chiến dịch tiêm chủng của nước ta.

Thứ nhất, Chính phủ đã thực hiện hiệu quả việc vận dụng nhiều kênh và chiến lược khác nhau để đảm bảo nguồn cung vaccine. COVAX, ngay từ những ngày đầu, đã hỗ trợ vaccine cho Việt Nam nhưng những nỗ lực của Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động ngoại giao vaccine nhằm tiếp cận và huy động nguồn cung vaccine và thiết bị tiêm chủng quốc tế mang tính chiến lược cao.

Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống tiêm chủng mạnh với mục tiêu tiêm chủng cho trẻ em và người lớn một cách an toàn và hiệu quả. Thông qua việc triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, hệ thống đó đã đứng vững, đủ khả năng để tiêm vaccine trên diện rộng, nhanh chóng, đảm bảo tiêm vaccine an toàn cho mọi người dân. Việc Việt Nam triển khai chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng và đạt được tỉ lệ tiêm chủng cao là một dấu mốc lịch sử.

Thứ ba, tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 liều 2 cho người dân trên 18 tuổi đạt 95% và cho trẻ em trong độ tuổi 12-17 đạt 94% là tỉ lệ rất cao, cho thấy hầu hết dân số ở tất cả các khu vực, kể cả những vùng khó khăn, đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Thời gian tới, UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam bảo đảm việc cung cấp vaccine, trang thiết bị tiêm chủng, trang thiết bị y tế và các sản phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, UNICEF cũng vận động, hỗ trợ giải quyết tích cực các tác động kinh tế và xã hội của đại dịch trong nhiều lĩnh vực như bắt kịp chương trình học tập, hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiêm bổ sung các liều vaccine bị bỏ lỡ do COVID-19.

"Các hoạt động hỗ trợ vẫn tiếp diễn trên mọi lĩnh vực, chúng tôi mong chờ được thấy giai đoạn tươi đẹp hơn khi mà chúng ta ít phải đối mặt với đại dịch và tập trung xây dựng lại cuộc sống tốt đẹp hơn, cải thiện cuộc sống nhiều hơn cho trẻ em", bà Rana Flowers tin tưởng./.

Ngọc Dung

Nguồn: Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF

2. Hoạt động của vaccine covid 19

Vắc-xin hoạt động bằng cách bắt chước tác nhân truyền nhiễm - vi rút, vi khuẩn hoặc vi sinh vật khác có thể gây bệnh. Điều này "dạy" hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng nhanh chóng và hiệu quả để chống lại nó.

Theo truyền thống, vắc-xin đã thực hiện điều này bằng cách đưa vào cơ thể một dạng tác nhân lây nhiễm đã làm suy yếu cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta ghi nhớ về nó. Bằng cách này, hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra và chống lại nó trước khi nó khiến chúng ta bị bệnh. Đó là cách một số vắc-xin COVID-19 đã được nghiên cứu và phát triển.

Các vắc-xin COVID-19 khác đã được phát triển bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận mới, được gọi là vắc-xin RNA thông tin, hoặc mRNA,. Thay vì đưa vào cơ thể các kháng nguyên (một chất khiến hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra kháng thể), vắc-xin mRNA cung cấp cho cơ thể chúng ta mã di truyền cần thiết để cho phép hệ thống miễn dịch của chúng ta tự sản sinh ra kháng nguyên. Công nghệ vắc xin mRNA đã được nghiên cứu trong vài thập kỷ. Chúng không chứa vi rút sống và không can thiệp vào DNA của con người.


3. Phân loại Vaccine Covid 19

Vắc xin Vero Cell là vắc xin được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Sinopharm. Đây là Tập đoàn Y Dược Trung Quốc, là đơn vị sản xuất vaccine lớn nhất của Trung Quốc với hơn 1500 công ty con.

Vắc xin Sinopharm được sản xuất tại cơ sở Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd của Trung Quốc. Tên gọi khác của loại vaccine này là vắc xin Vero Cell. Vắc xin này được sản xuất bằng công nghệ bất hoạt, một công nghệ đã được sử dụng từ lâu trong sản xuất nhiều loại vắc xin khác nhau.

Hiện tại, vắc xin Vero Cell của hãng Sinopharm đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại nước ta, căn cứ theo Quyết định số 2763/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ngày 03/06/201, vắc xin Vero Cell đã đủ điều kiện đưa vào sử dụng để phòng chống dịch COVID-19.

+ Pfizer Manufacturing Belgium NV - Bỉ.

+ BioNTech Manufacturing GmbH - Đức.

+ Lọ vắc xin chứa 0,45 ml vắc xin dạng hỗn dịch đậm đặc pha tiêm, tương đương 6 liều vắc xin sau pha loãng với dung dịch pha. Mỗi liều gồm 0,3ml chứa 30mcg vắc xin mRNA COVID-19 (được bọc trong các hạt nano lipid).

+ Vắc xin được đóng 195 lọ (1.170 liều) trong 1 khay. Mỗi khay có thể tích: 23 cm x 23 cm x 4 cm.

+ Dung dịch pha tiêm là nước muối sinh lý 0.9 % (Natri clorua 0.9%) không chất bảo quản. Sử dụng bơm kim tiêm 5 ml (hoặc 3 ml) hút 1,8 ml để pha cho 1 lọ vắc xin.

4. Những điều cần biết trước khi tiêm Vaccine Covid 19

5. Phản ứng thông thường sau khi tiêm Vaccine Covid 19