Di chứng rụng tóc

Vì sao Covid-19 làm rụng tóc?

nCoV tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến chúng nhanh suy yếu, rút ngắn giai đoạn tóc mọc và tóc rụng sớm hơn bình thường.

Rụng tóc là một trong 5 triệu chứng hậu Covid phổ biến, bên cạnh các biểu hiện như mệt mỏi, đau đầu, mất tập trung và khó thở. Tổng hợp 50 nghiên cứu, thống kê trên nhiều quốc gia cho thấy khoảng 25% bệnh nhân Covid-19 gặp vấn đề rụng tóc trong vòng 3-6 tháng sau khi khỏi bệnh. Đây là một triệu chứng điển hình của hội chứng Covid kéo dài, bác sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, cho biết.

Theo bác sĩ Tươi, nguyên nhân Covid-19 khiến tóc nhanh rụng là nCoV xu hướng tấn công vào các tế bào có receptor AEC2 trên bề mặt - một loại thụ thể (protein) giúp virus xâm nhập vào bên trong tế bào. Các tế bào ở phổi, xương, thần kinh, tim, mô mỡ và cả tế bào mầm tóc (nằm sâu trong nang tóc) đều chứa receptor này.

Khi các tế bào mầm tóc trở thành đích tấn công của virus, chúng sẽ nhanh chóng bị tổn thương, suy yếu, khiến giai đoạn mọc của tóc bị rút ngắn, tóc bị giảm tuổi thọ và rụng sớm hơn so với chu trình tự nhiên. Thông thường, khoảng 2-3 tháng sau khi bị sốt cao rồi khỏi bệnh, nhiều người thấy tóc rụng rõ rệt. Quá trình rụng tóc này có thể kéo dài 6-9 tháng sau khi âm tính với nCoV khiến nhiều người lo lắng.

Stress cũng là một lý do khiến tóc rụng nhiều, liên tục, dù không bị sốt hay mắc Covid-19. Căng thẳng làm hệ mạch nuôi nang tóc co lại, tế bào mầm tóc thiếu dinh dưỡng và khiến các sợi tóc yếu dần rồi rụng. Bác sĩ Tươi dẫn chứng một nghiên cứu thực hiện tại New York, Mỹ, trong thời điểm bùng dịch vào tháng 7 và 8/2020, cho thấy tỷ lệ người bị rụng tóc tăng hơn 400% so với trước khi có dịch. Các nhà khoa học lý giải những vấn đề trong thời dịch như giãn cách kéo dài, lo âu, stress, dinh dưỡng kém, trầm cảm đều là những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng tóc.

"Tóc rụng vì Covid-19 sẽ mọc lại, chỉ cần bạn đừng chăm chăm vuốt tóc, đếm các sợi rụng", bác sĩ Tươi nói.

Để giảm rụng tóc, đồng thời giúp tóc mọc khỏe trở lại, bác sĩ khuyến cáo người từng mắc Covid-19 và người chưa mắc bệnh, đều cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng, cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho mái tóc. Các nhóm chất được khuyên dùng bao gồm vitamin H (trong đậu phộng, hạnh nhân, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, bông cải trắng...); vitamin B (trong trứng, sữa, thịt bò, cây họ đậu...) và omega-3 (cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ...).

Chọn dầu gội phù hợp với da đầu kết hợp massage tóc, hạn chế tạo kiểu, thường xuyên "chống nắng" cho tóc, gội đầu bằng nước lạnh, kết hợp sử dụng các loại tinh dầu, có thể hỗ trợ chăm sóc tóc nhanh khỏe mạnh trở lại.

Quản lý stress cũng là vấn đề quan trọng. Hãy giữ tinh thần lạc quan bằng cách hạn chế tiếp cận các thông tin tiêu cực liên quan đến dịch bệnh, dành thời gian nghỉ ngơi, lưu giữ những khoảnh khắc vui vẻ, tập luyện yoga, thiền, hít thở sâu để cơ thể và tâm trí thư thái.

Bác sĩ Tươi cho rằng các phương pháp chăm sóc tóc thông thường hiện nay đa dạng, dễ thực hiện nhưng chỉ là tác động bên ngoài. Để tác động sâu vào tế bào mầm tóc, cần kết hợp những sản phẩm chăm sóc từ bên trong để kích thích tế bào mầm tóc phát triển, từ đó giảm rụng, tăng mọc tóc.

Qua nhiều năm nghiên cứu bằng công nghệ sinh học phân tử tế bào, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Cynatine cùng những dưỡng chất tốt để phát triển thành hai công thức chuyên biệt là CLI-α (dành riêng cho nam) và CLI-β (dành riêng cho nữ). Các tinh chất này khi vào cơ thể sẽ tác động sâu vào tế bào mầm tóc, cung cấp những dưỡng chất đặc hiệu để nuôi dưỡng tóc mọc khỏe mạnh, dày mượt, giảm tình trạng rụng tóc, xơ tóc, tóc mọc yếu. Mặc dù vậy, bạn cần chăm sóc tóc thường xuyên và quá trình sử dụng các sản phẩm bổ sung cần kiên trì để tóc có thể mọc khỏe mạnh trở lại.


Giang Lê

Rụng tóc nửa năm do stress hậu Covid

Khoảng 20-30% người sau khi khỏi Covid-19 gặp di chứng rụng tóc từ 3 đến 6 tháng, kể cả những người có triệu chứng nhẹ.


TS.BS Hoàng Thanh Tuấn (Học viện Quân y), phụ trách tư vấn hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà, chia sẻ thông tin trên, hôm 14/1 và cho biết đây là con số dựa trên các trường hợp ông được tiếp cận, không phải là khảo sát chính thức. Hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào tại Việt Nam về di chứng Covid, trong đó có tình trạng rụng tóc. Các con số công bố hiện nay về di chứng Covid chỉ mới ghi nhận trên thực tế khám chữa bệnh ở một số bệnh viện.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc. Đầu tiên là stress khi mắc bệnh. Trong vòng 2-3 tháng bị căng thẳng, tóc bắt đầu rụng. Tóc sẽ mọc lại sau khi chúng ta trải qua tình trạng rụng tóc (telogen effluvium), quá trình này thường mất 3-6 tháng. Hiện, chưa có bằng chứng nCoV và quá trình điều trị Covid-19 trực tiếp gây ra tình trạng rụng tóc, "mà có thể do stress khi nhiễm bệnh dẫn đến rụng tóc", bác sĩ Tuấn nói.


Ngoài ra, đại dịch phức tạp khiến người dân căng thẳng, vừa sợ nhiễm bệnh vừa lo kinh tế, dẫn đến tình trạng rối loạn tâm lý, tác động đến hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến mầm chân tóc và gây rụng tóc. Giãn cách dài ngày khiến chế độ ăn không đa dạng do khan hiếm thực phẩm, mua bán khó khăn. Ngoài ra, nhiều người lười chăm sóc tóc hoặc không ra ngoài, không tiếp xúc với nắng gió hay bụi bẩn nên lười gội đầu. Tóc càng dơ, càng ít được chăm sóc, càng bết dính, xẹp, rụng.


TS.BS Lê Thái Vân Thanh (Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM), cho rằng tiêm vaccine cũng có thể là một nguyên nhân do miễn dịch trung gian của cơ thể khi chống lại các yếu tố "giả virus" có khả năng chống lại cả mầm chân tóc. Tuy nhiên, tóc gãy và rụng nếu có xảy ra cũng chỉ là nhất thời và có thể khắc phục.


Theo bác sĩ, muốn biết chính xác nguyên nhân rụng tóc, bạn cần đến khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bình thường mỗi người có thể rụng 50-100 sợi tóc một ngày, sau đó tóc mới sẽ mọc lên thay thế. Nếu số lượng tóc rụng quá nhiều và bất thường do bệnh lý, nang tóc sẽ bị tổn thương, hóa sẹo, không mọc lại tóc được nữa.


Để khắc phục tình trạng này, bạn cần giải quyết từng nguyên nhân gây rụng. Đầu tiên là xây dựng lại chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Chăm sóc tóc mỗi ngày, tránh bím tóc, buộc cao quá nhiều. Chọn dầu gội đầu phù hợp, không chà xát khi gội, hạn chế hóa chất tác động đến tóc (uốn, nhuộm). Việc kẹp thẳng hay dập xoăn tóc bằng nhiệt là một trong những tác động tiêu cực làm khô, gãy và rụng tóc.


Bảo vệ tóc khỏi tia cực tím bằng nón, áo khoác có mũ che để chống lão hóa cho tóc và da đầu. Massage nhẹ nhàng cho da dầu, kích thích tuần hoàn máu để tóc mọc nhanh.


Người bị rụng tóc nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng tốt cho tóc, nhất là protein và các vitamin, khoáng chất, dùng tinh dầu dưỡng, thoa cấp ẩm... Hạn chế các biện pháp truyền miệng dân gian như dùng bia ủ qua đêm..., gây trầm trọng thêm tình trạng rụng tóc.


Bên cạnh đó, người dân giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Cố gắng ngủ sớm trước 23h, ngủ đủ giấc. Tập luyện thể dục thể thao, thiền để thư giãn.


Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần kiên nhẫn chăm sóc tóc mỗi ngày. Nếu tóc rụng kéo dài hơn 6 tháng và có các triệu chứng như rụng tóc thành mảng, ngứa ngáy hoặc các kích thích khác thì nên đến gặp bác sĩ để điều trị.


Thùy An

Rụng tóc, phát ban - di chứng Covid

Khoảng 20-30% người khỏi Covid-19 gặp di chứng rụng tóc, những tổn thương trên da như phát ban dạng sẩn, mề đay, cước (còn gọi là hội chứng ngón chân Covid) cũng thường gặp.


Khác với nhiễm virus cúm mùa người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn, người mắc Covid-19 phần lớn không hồi phục hoàn toàn, có thể để lại di chứng. Người lớn tuổi, người mắc nhiều bệnh lý nền hay người trẻ tuổi, khỏe mạnh, mắc Covid không triệu chứng... đều có khả năng xuất hiện di chứng, bác sĩ Trần Huyền Trâm, Khoa Nội Tiết Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn chia sẻ.


"Covid-19 được xem như căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp phổi, còn có thể gây tổn thương cho nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có cả hệ thống da niêm", bác sĩ Trâm cho biết.


Di chứng thường gặp là rụng tóc, chiếm 20-30% trường hợp. Nguyên nhân là do tổn thương nang tóc làm mất khả năng mọc tóc mới, stress hoặc rụng tóc telogen. Rụng tóc telogen là một dạng rụng tóc do rối loạn đột ngột, đặc điểm là tóc đồng loạt rụng vào một thời điểm bất kỳ.


Sốt hoặc bất kỳ bệnh lý nặng kéo dài, có thể thúc đẩy các nang tóc bước vào giai đoạn telogen. Tình trạng này có thể xuất hiện khoảng 2-3 tháng sau khi mắc bệnh và kéo dài 6 đến 9 tháng. Sau giai đoạn rụng tóc cấp tính, tóc sẽ giảm rụng và tự hồi phục khi các vấn đề stress được kiểm soát. Thời gian có thể lên đến 6-9 tháng để tóc hồi phục hoàn toàn như trước


Theo bác sĩ Trâm, các biểu hiện ngoài da cũng rất đa dạng. Trong đó, 5 biểu hiện thường gặp nhất là: phát ban dạng sẩn mảng đa dạng (47%), mề đay (19%), tổn thương đầu cực dạng cước (19%), phản ứng mụn nước hoặc dạng thủy đậu (9%), viêm mao mạch dạng livedo hoặc hoại tử (6%).


Quảng cáo

Các tổn thương da này hầu hết hồi phục hoàn sau khi khỏi bệnh, một số trường hợp kéo dài dai dẳng. Nghiên cứu trên 1.000 bệnh nhân Covid-19 với các sang thương da (những khối mô phát triển bất thường trên bề mặt hoặc dưới da), các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thời gian tồn tại trong giai đoạn bệnh và giai đoạn hậu Covid khác nhau.


Phát ban da dạng sởi và mề đay có thể kéo dài 7 ngày sau đó, một số trường hợp lên đến 18 ngày. Phát ban dạng dát sẩn thường tồn tại trung bình khoảng 20 ngày, có trường hợp lên đến 70 ngày. Cước hay giả cước, thường được gọi "ngón chân Covid" có thể xuất hiện 10-15 ngày, có trường hợp đến 60, thậm chí 130 ngày, bác sĩ Trâm chia sẻ.


Không ít trường hợp viêm da tiếp xúc kích ứng, mụn trứng cá, trứng cá đỏ khởi phát hoặc nặng lên do mang khẩu trang. Một số trường hợp do sử dụng sát khuẩn, rửa tay quá nhiều lần làm da khô, nứt nẻ, làm nặng hơn tình trạng chàm mạn tính. Thuốc sử dụng trong điều trị bệnh hay stress do bệnh cũng khởi phát một số bệnh lý về da như vảy nến, nấm da...


"Các biểu hiện về da này nên được điều trị kịp thời để góp phần hồi phục sau Covid", bác sĩ khuyên.


Lê Cầm